Làm việc tại một Creative Agency, team bạn không thể thiếu người này.
Không, người đó không phải là Creative Director.
Không phải Đạo diễn.
Không phải Editor hay Designer.
Cũng không phải Sales hay Account.
Mình gọi người này là idea fighter, sau đây là một số đặc điểm nổi bật của idea fighter:
Người này có thể không phải là người phụ trách chính về mặt idea, nhưng luôn tràn đầy ý tưởng mỗi khi cần brainstorm
Có khả năng bảo vệ ý tưởng tuyệt vời
Nhìn được điểm mạnh trong ý tưởng của người khác
“Can-do” attitude
Creative Agency, hay Production House, về cơ bản vẫn là một doanh nghiệp, và cần ưu tiên lợi nhuận. Khi brainstorm ý tưởng, thường thì team sẽ nghiêng về dạng ý tưởng đã từng làm, khách hàng đã thích, mình biết chi phí sản xuất và kĩ thuật sản xuất.
Mọi thứ quá mới mẻ sẽ nhận lại sự dè dặt từ những thành viên khác: “Chúng ta chưa làm kiểu này bao giờ”, “Chi phí sẽ cao đấy” hay “Ý tưởng này sợ hơi lạ quá so với khách hàng”.
Điều này thực ra không có quá nhiều bất ngờ, vì bản chất của con người cũng như doanh nghiệp là không thích quá nhiều rủi ro. Nếu đang làm tốt, đừng thay đổi. Tuy nhiên, điều đó vô tình lại giết chết sự sáng tạo.
Tại sao Taylor Swift khi đang rất thành công ở dòng nhạc country lại quyết định chuyển mình dần sang pop? Đơn giản vì cô muốn thay đổi và làm mới bản thân - Thời điểm ban đầu không có nhiều người đón nhận, nhưng hãy nhìn kết quả cho đến ngày hôm nay.
Đó là lí do vì sao chúng ta cần một idea fighter, để những ý tưởng bạo dạn không bị vùi dập từ quá sớm, và thực sự tạo nên một văn hoá “đổi mới” trong team.
Vị trí này thực chất thiên về mindset hơn là title cụ thể, nên ai cũng có thể làm được. Vì vậy, mình khuyến khích mỗi người hãy trở thành một idea fighter trong team của mình, bước khỏi vùng an toàn, và tạo ra những sản phẩm nổi bật hơn nữa!
コメント